Thông cáo báo chí

VnEconomy | Ngành điện mặt trời: Vì sao doanh nghiệp Việt thích đầu tư phần ngọn

Đăng ngày 14/06/2018

Với sự bùng nổ điện mặt trời trong nước và sự phát triển mạnh mẽ trên Quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn phương án nhập khẩu pin mặt trời, tập trung phát triển về thương mại hoặc mở nhà máy điện mặt trời thay vì xây dựng nhà máy sản xuất pin mặt trời.

Thách thức quá lớn về bối cảnh

Có quá nhiều thách thức lớn về bối cảnh trong lĩnh vực điện mặt trời của Việt Nam: từ xuất phát điểm thấp so với thế giới đến năng lực tài chính và nhân lực, dẫn đến thực trạng “đầu tư phần ngọn” của đại đa số doanh nghiệp Việt.

Thứ nhất, công nghệ phát triển pin mặt trời có tốc độ phát triển rất nhanh dẫn đến giá thành tấm pin ngày càng giảm dần. Chính vì vậy, để nhẹ vốn đầu tư và giảm thiểu các chi phí khác, doanh nghiệp thường ưu tiên phương án nhập khẩu.

Thứ hai, Khó cạnh tranh với những “đại gia” Tier 1: Việt Nam xưa nay luôn đứng ở vị thế nước nhập khẩu nên kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt tại thị trường quốc tế gần như bằng 0. Thêm vào đó, ngành điện mặt trời Việt Nam lại chưa hình thành một Hiệp hội chung hỗ trợ xuất khẩu nên không có người dẫn đường đúng nghĩa. Nếu muốn xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt toàn phải “rọi đèn mà đi”. Do đó, ít ai biết rằng từ năm 2014, Việt Nam đã có công ty Cổ phần Năng lượng IREX (thành viên của tập đoàn Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa) đã xuất khẩu các tấm pin mặt trời sang nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Nhật Bản….

Thứ ba, Thiếu nhân lực thực hiện: Một thực tế là tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có trường đại học nào đào tạo chính quy về ngành năng lượng sạch dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực thực hiện trong lĩnh vực này. Đại diện IREX cho biết: “Nhân sự chủ chốt của công ty IREX đa số được đào tạo từ nước ngoài về. Chúng tôi phải chủ động xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển môi trường sư phạm trong nội bộ để đào tạo nhân sự trực tiếp, đáp ứng nguồn lực đang thiếu hụt hiện nay.” Xuất thân từ các chuyên gia đầu ngành của Đại học Bách Khoa TP.HCM, IREX có lợi thế trong việc xây dựng môi trường sư phạm trong chính công ty. Nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam khác, nhân sự chính là bài toán nan giải, là rào cản ngăn cản những bước tiến xa hơn vượt ngoài biên giới.

Thứ tư, Thiếu vốn: Các tổ chức tài chính còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến điện mặt trời. Điều này đặt ra trở ngại trong việc rót vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng kinh doanh bền vững. Đó là chưa kể, để đạt được tiêu chuẩn Tier 1 – Tiêu chuẩn do BNEF đặt ra (Được xem là tờ giấy thông hành “ngầm” trong việc hợp tác quốc tế), doanh nghiệp cần đạt được bảo lãnh từ ít nhất 6 ngân hàng khác nhau cho 6 đơn hàng khác nhau trong vòng 02 năm, mỗi đơn hàng trên 1,5 MWp. Như vậy, sự phối hợp của ngân hàng và cao hơn nữa là sự hỗ trợ “chiến lược” về mặt tài chính từ phía Chính phủ đóng vai trò quan trọng cho sự rộng đường phát triển của những doanh nghiệp Việt.

Vẫn có ngoại lệ cho IREX – Doanh nghiệp sản xuất pin mặt trời “Made in Việt Nam”

Giữa những thách thức, IREX (thành viên của tập đoàn Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa) được biết đến với vai trò là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trực tiếp sản xuất pin mặt trời “Made in Việt Nam”.
Tháng 6/2018 công ty năng lượng IREX tiếp tục tham dự Intersolar Europe, đánh dấu chặng đường 4 năm bước ra Thế giới của IREX nói riêng và của Việt Nam nói chung trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.


Công ty IREX đã có 5 năm xuất khẩu pin mặt trời ra thị trường Quốc tế

Để cạnh tranh với các nước trong khu vực, IREX tập trung thành lập bộ phận nghiên cứu để làm chủ về công nghệ. Mặc dù đã có sự chuẩn bị về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ… nhưng việc xuất khẩu ra Thế giới trong thời gian đầu cũng là một thách thức lớn.

Đại diện IREX chia sẻ: “Thời điểm xuất khẩu, việc đạt được Tier 1 đối với IREX phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài, Việt Nam chưa có một tổ chức tài chính địa phương nào dám đứng ra bảo lãnh với một ngành nghề còn quá mới mẻ như vậy. Nhưng nếu bỏ cuộc lúc này, IREX hay Việt Nam sẽ mãi vẫn chỉ là con số “0” đúng nghĩa trên thị trường Quốc tế. Trăn trở đó khiến chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều và nhận ra cần phải làm một điều gì đó để thay đổi. Chính vì vậy, chúng tôi tự tạo ra cuộc chơi cho chính mình, bắt đầu với “Tier 0”.”

Nguyên tắc của “Tier 0” dựa trên sự tin tưởng giữa những người có chung lý tưởng và mục tiêu phát triển. IREX cam kết đáp ứng tốt nhất chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của đối tác với một mức giá cạnh tranh hơn doanh nghiệp Tier 1. Đổi lại, đối tác chia sẻ sự tín nhiệm IREX trong cộng đồng năng lượng sạch, mở rộng vòng tròn hợp tác lớn hơn và bền chặt hơn.

Theo đó, để thuyết phục khách hàng với nguyên tắc “Tier 0”, IREX đã có một thời gian dài hợp tác gia công với các đối tác Tier 1, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ quy trình cho đến kiểm soát chất lượng từ các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc này được IREX thực hiện nghiêm túc qua các kỳ Intersolar và giành được sự tín nhiệm từ nhiều đối tác trên Thế giới.

Tính đến 2018, doanh thu Công ty cổ phần Năng lượng IREX đã tăng trưởng hơn 333% so với năm ngoái. Mục tiêu của IREX là trở thành doanh nghiệp sản xuất pin mặt trời Việt Nam đầu tiên đạt được Tier 1 theo chuẩn của BNEF trong năm 2020. Lộ trình sẽ diễn ra sớm hơn nếu có thêm nhiều đối tác, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cùng đồng hành.

Từ 50 MWp đến 500 MWp – IREX theo đuổi mục tiêu dẫn đầu

Để gia tăng công suất, đồng thời đáp ứng tốt hơn về chuẩn mực chất lượng sản phẩm đến dịch vụ, IREX đã tiếp tục xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao IREX. Giai đoạn 1, công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất tấm PV Module với công nghệ tự động hóa 100%. Công suất tổng cho khâu sản xuất pin mặt trời lên tới 500 MWp.


Hình ảnh phối cảnh Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao IREX

Hình ảnh phối cảnh Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao IREX
Điểm nổi bật trong dây chuyền sản xuất pin mặt trời công nghệ cao IREX là khả năng tự động hóa các tác vụ thủ công, giảm thiểu đáng kể các sai sót vật lý so với trước đây, đồng thời tiết kiệm khá nhiều thời gian, cho ra sản phẩm nhanh hơn và chất lượng hơn. Đặc biệt, IREX nhập thêm dây chuyền hệ thống Double Glass Machine, cho phép tạo ra những tấm pin hai mặt kính phi tiêu chuẩn theo yêu cầu chuyên biệt của khách hàng. Đây cũng được xem là dây chuyền mới nhất hiện nay.

Sự nỗ lực và những thành công của công ty IREX nói riêng và Công ty SolarBK nói chung đã góp phần không nhỏ để đưa hình ảnh sản phẩm, giải pháp năng lượng sạch “Made in Việt Nam” cất cánh trên bản đồ Thế giới.

Có thể thấy, những hỗ trợ từ chính sách điện mặt trời của Chính phủ giúp ngành điện mặt trời phát triển nhanh hơn. Nhưng nếu muốn phát triển xa hơn, ngoài sự hỗ trợ về vốn, nhân lực, bản thân các doanh nghiệp Việt cũng phải tự tin đặt ra cho mình những mục tiêu lớn hơn. “Chúng ta đã “chậm chân” rất nhiều so với Thế giới trong lĩnh vực này. Nhưng tôi tin rằng chỉ cần có sự quyết tâm và tập trung đủ lớn, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt nhịp cả về trình độ và công nghệ phát triển pin mặt trời. Đây là lúc mà các doanh nghiệp nên đoàn kết lại, hỗ trợ nhau vươn mình ra Thế giới.” – Đại diện IREX chia sẻ.
 
Theo VnEconomy
Từ khóa liên quan: