Thử thách
Thách thức đưa ánh sáng từ đất liền đến Quần đảo Trường Sa
Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây.
Trước đây, trong điều kiện ở xa đất liền các đảo chủ yếu sử dụng máy nổ chạy dầu để phát điện phục vụ sinh hoạt, thắp sáng và làm việc của bộ đội và nhân dân trên đảo. Việc sử dụng nguồn năng lượng dầu chạy máy phát điện khá tốn kém, lại phát ra tiếng nổ ồn, gây ô nhiễm môi trường, nên việc duy trì nguồn điện ổn định là rất khó khăn, thường chỉ dùng vài giờ vào buổi tối và trong trường hợp thật cần thiết.
Gặp thách thức trong việc di chuyển các trang thiết bị cồng kềnh từ đất liền đến các đảo.
Giải pháp
Giải pháp Hệ thống lai ghép năng lượng gió và mặt trời trên quy mô lớn, triển khai trên 48 điểm đảo (đảo, nhà dàn) tại Quần đảo Trường Sa
Hệ thống năng lượng sạch tại Quần đảo Trường Sa phân bổ khắp 33 đảo nổi, đảo chìm lớn nhỏ và 15 nhà giàn, với hơn 5.700 tấm pin năng lượng mặt trời, 130 tua bin gió, 60 đèn tìm kiếm và hơn 1000 đèn LED, chỉ sau gần 1 năm thi công.
Theo thiết kế, hệ thống năng lượng điện mặt trời trên đảo Trường Sa cung cấp khoảng 40%, hệ thống điện gió cung cấp 60% lượng điện trên đảo. 130 tuabin gió cùng hơn 5.700 tấm pin khổng lồ được lắp đặt xung quanh đảo đã biến cái nắng cháy da, cái gió rát mặt của Trường Sa thành năng lượng điện sạch, mang lại điều kiện cho cuộc sống của người dân và các chiến sỹ trên đảo tốt hơn