Dữ liệu lớn Bigdata, internet kết nối vạn vật (IoTs) hay trí tuệ nhân tạo (AI) là những thuật ngữ quen thuộc đang góp phần định nghĩa lại cuộc chơi của nền kinh tế toàn cầu với cái tên “Cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) Doanh nghiệp Việt Nam có chọn đứng bên lề lịch sử?
Cuộc khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội tháng 4 vừa qua ghi nhận con số 85% doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến CMCN 4.0, nhưng có đến 79% DN trong tổng số này trả lời rằng họ… chưa làm gì để đón sóng cuộc cách mạng này.
Tuy con số trên không đại diện cho đa số tâm lý “bàng quang” chung của DNVN, nhưng nó nói lên một thực tế rằng chúng ta vẫn chưa thực sự đánh giá đúng về tầm ảnh hưởng của CMCN 4.0 trong thời đại ngày nay.
Với CMCN 4.0, tham vọng đem ngành sản xuất trở lại nước Mỹ và các nước Châu Âu không còn là viễn cảnh xa vời, với việc tự động hóa hoàn toàn từ đầu vào cho đến đầu ra mà vai trò của con người chỉ nằm ở chức năng theo dõi và điều khiển ở một số khâu quan trọng. Như vậy đến một lúc nào đó, Việt Nam sẽ bị tước đi lợi thế cạnh tranh về yếu tố “lao động giá rẻ” trong cuộc chơi toàn cầu, buộc chúng ta phải hình thành tư duy lại về hình thái kinh doanh ngay từ bây giờ.
Bởi lẽ, nếu lựa chọn đứng bên ngoài lịch sử của cuộc cách mạng này, DNVN rất có thể sẽ bị bỏ rơi so với Thế giới, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nó như một cơ hội để theo kịp thị trường.
Có hay không CMCN 4.0 đang hiện hữu tại Việt Nam
Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam hiện có khoảng 55% dân số Việt Nam đang sử dụng thiết bị thông minh như smartphone được kết nối internet. Đây chính là cơ sở ban đầu để IoTs trở thành phương thức bản lề đem đến trải nghiệm cuộc sống mới cho mọi người, từ việc điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà thông qua các phần mềm ứng dụng.
Những thay đổi lớn trong thói quen sống của người dùng đem đến một thị trường cạnh tranh ngày càng minh bạch hơn. Quy chiếu vào hệ dữ liệu thu thập được từ thói quen, hành vi, sở thích, DN có thể dựa vào đó đưa ra những chuẩn mực mới về sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng. Và dù muốn hay không, Bigdata hay IoTs cũng đang định hình lại cách thức kinh doanh trong mọi ngành nghề tại Việt Nam hiện nay, buộc chúng ta phải thừa nhận rằng CMCN 4.0 đang thực sự hiện hữu và là mối đe dọa cho bất kỳ DN nào chưa sẵn sàng cho hành trình “số hóa”.
Lựa chọn “bị động” hay “di động” trong cơn bão 4.0
Đại diện cho DN lựa chọn giải pháp “chủ động” trong cuộc CMCN 4.0, anh Trần Văn Tiên – Trưởng phát triển IoT của công ty Mặt trời Bách Khoa (SolarBK), một trong những công ty đưa IoTs vào ngành năng lượng sạch Việt Nam với hệ thống giám sát tự động SSOCTM cho biết: “Ngành điện mặt trời vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Dù trên Thế giới đã thừa nhận giải pháp điện mặt trời hòa lưới đem đến những hiệu quả hiển nhiên về mặt chi phí lẫn môi trường, song nó vẫn không thực sự thuyết phục được đại đa số người Việt. Đó cũng là một trong những lý do mà chúng tôi quyết tâm phát triển hệ thống SSOCTM đưa ra những thống kê rõ ràng, cụ thể từng ngày, từng giờ về hiệu quả sử dụng được tạo ra từ chính hệ thống năng lượng sạch để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả thực sự.”
SSOCTM là phần mềm giám sát tự động theo dõi hiệu quả tạo ra mỗi ngày từ hệ thống năng lượng sạch, tích hợp gọn trong app Go Solar do SolarBK phát triển cách đây 2 năm. Khi khái niệm nhà thông minh (smart house) ngày càng trở nên gần gũi hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, SSOCTM trên tinh thần đó cũng đóng vai trò giúp khách hàng trải nghiệm không gian sống tiện lợi và chất lượng hơn với IoTs. Ví dụ đơn giản với giải pháp máy nước nóng năng lượng mặt trời mà SolarBK cung cấp, người dùng có thể tùy ý tinh chỉnh nhiệt độ nước cho sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống vào một thời điểm cụ thể trong ngày từ xa trên chính smartphone của mình thông qua SSOCTM, thay vì trước đây phải làm tất cả điều đó một cách thủ công.
Các thông số hiển thỉ trên SSOC cho một hệ thống điện mặt trời điển hình của SolarBK
Nhiều công ty trong ngành thường lựa chọn giải pháp nhập khẩu công nghệ giám sát tương tự từ nước ngoài. Tất nhiên, mỗi DN sẽ có một chiến lược riêng cho sự phát triển. Có thể khi công ty còn chưa đủ mạnh hoặc dồn lực đầu tư vào lĩnh vực khác, giải pháp “Đứng trên vai người khổng lồ” được cho là lựa chọn thông minh hiện nay. Nhưng bất kỳ sự phụ thuộc nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, bởi lẽ các phần mềm hệ thống bán theo hình thức này được thiết kế theo tiêu chuẩn chung, đóng gói và cố định các thành phần mà DN khi mua về không thể can thiệp hay tùy biến theo yêu cầu riêng của mỗi khách hàng được.
“Nhưng SSOCTM còn mang sứ mạng lớn hơn so với việc theo dõi, giám sát như nhiều người vẫn nghĩ. Điểm mạnh lớn nhất của phần mềm này là khả năng kết nối các số liệu thu thập được từ hệ thống năng lượng sạch đến khách hàng và cả những chuyên gia. Lấy ví dụ, hệ thống điện mặt trời của một khách hàng A tạo ra được 100 kWh trong tháng 02 2017 tuy nhiên cùng thời điểm và điều kiện môi trường này thì năm trước lại tạo ra 150 kWh. Vậy hệ thống đã bị giảm hiệu suất đáng kể, các chuyên gia sẽ có những khuyến cáo và hành động giúp tối ưu lại hệ thống. Với hệ thống SSOCTM, những chuyên gia SolarBK đã tính đến việc xây dựng hệ thống data chỉ ra những dấu hiệu nào có thể gây ra lỗi cho hệ thống điện mặt trời và mã hóa dưới dạng chức năng tự động gửi cảnh báo lỗi qua app hoặc sms để khách hàng biết thông tin. Sự kết nối này đem đến ý nghĩa rất lớn về mặt bảo hành, bảo dưỡng hệ thống, tiết kiệm chi phí dựa trên việc theo dõi và khắc phục nhanh chóng vấn đề, không để đến khi vấn đề đó trở thành lỗi thực sự.” – Anh Tiên lý giải thêm.
Và sự “chủ động” cũng nằm ở chỗ này, vì nó thay đổi toàn bộ cách thức vận hành một quy trình bán hàng truyền thống mà nhiều DN vẫn áp dụng cho đến hiện tại, đó là bảo hành cho khách hàng khi có sự cố thay vì chủ động cảnh báo trước. Đặc biệt, các dữ liệu trên sẽ liên tục được ghi nhận và đánh giá theo thời gian để hình thành nên dữ liệu Bigdata, phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như hành vi người dùng. Như vậy, SSOCTM sẽ còn mở rộng hơn nữa về khuynh hướng trải nghiệm tối ưu cho người dùng với IoTs và Bigdata trong một ngày không xa. Đây chính là giá trị gia tăng về mặt tương lai, theo đúng tiêu chí hoạt động của SolarBK: Tiết kiệm hơn, thông minh hơn và thân thiện môi trường hơn.
Vì lẽ đó, SolarBK đã mất tới 2 năm để nghiên cứu để xây dựng nền tảng công nghệ IoT và Bigdata, cũng như tự chủ động hoàn toàn về công nghệ và phục vụ tối ưu nhu cầu sử dụng của khách hàng. “Chúng tôi lựa chọn đi cùng CMCN 4.0 vì SolarBK biết đó là xu thế chung của Thế giới, và thay vì tiếp tục dựa vào một đối tác bên ngoài, chúng tôi chọn chủ động ngay từ ban đầu để tạo ra giá trị bền vững cho tương lai. Với SSOCTM cũng thế, bộ phận R&D đủ mạnh để tùy biến theo yêu cầu sử dụng của khách hàng hoặc tích hợp vào hệ thống của khách hàng như BMS, các hệ thống IoT khác một cách dễ dàng.” – Anh Tiên cho hay.
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ theo mô hình cấp số nhân như hiện nay, việc tự chủ về mặt công nghệ sẽ trở thành nền tảng cốt lõi duy trì sự sinh trưởng dài hạn cho bất kỳ DN nào. Nhận thức rõ điều này, SolarBK đã chọn cách phát triển từ năng lực cốt lõi, từng bước chủ động từ mô hình sản xuất solarcell, tấm pin năng lượng mặt trời theo cách tự động hóa 100% cho đến tích hợp IoTs và Bigdata vào công nghệ giám sát SSOCTM một cách hoàn toàn “Việt Nam”, do chính đội ngũ kỹ sư người Việt nghiên cứu xây dựng. Nói điều này để khẳng định rằng, chỉ cần có khát vọng và tầm nhìn, Việt Nam cũng
có thể làm nên cú hích lớn đuổi kịp các nước phát triển trong hành trình CMCN 4.0.
Bộ phận truyền thông SolarBK