Hoạt động kinh doanh

Phát triển thương hiệu điện mặt trời Việt Nam khu vực Tây Nguyên

Đăng ngày 22/06/2020

Ngày 13/6/2020, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa (SolarBK) và Công ty CP tư vấn phát triển năng lượng xanh CIC (CIC), kết hợp cùng ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức hội thảo Phát triển thương hiệu mặt trời Việt Nam khu vực Tây Nguyên.
 

Tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tại khu vực Tây Nguyên:


Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới về điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại khu vực Tây Nguyên. Tính đến cuối tháng 4/2020, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên có 5.025 khách hàng đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN với tổng công suất khoảng 150 MWp, tổng sản lượng điện phát ra lưới đạt 85,46 triệu kWh. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, “rừng xanh đại ngàn” là tinh hoa của Tây Nguyên, các địa phương cần tìm các biện pháp, các nguồn lực để phát triển hiệu quả. Tây Nguyên cũng có những vùng đất cằn cỗi đầy nắng và gió, nắng nóng quanh năm. Đây là khó khăn đối với sản xuất nông lâm nghiệp nhưng lại là thuận lợi vì có nguồn bức xạ mặt trời và gió để phát triển năng lượng vô giá, chúng ta cần phải tận dụng đầu tư, khai thác nguồn năng lượng quý giá này nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lớn…
 

Điện mặt trời thương hiệu Việt được ủng hộ


Sở Công thương Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh với vai trò giúp UBND tỉnh Đắk Lắk quản lý ngành năng lượng tái tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;

Trong sự kiện, SolarBK và CIC cũng chính thức ký kết hợp tác phân phối sản phẩm, thiết bị Năng lượng mặt trời của SolarBK tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, buổi lễ có sự đồng hành của ngân hàng VP Bank, BIDV nhằm đưa tới giải pháp hoàn thiện Sản phẩm – Giải pháp – Tài chính cho Khách hàng tại địa bàn. 

Nhằm đánh dấu ý nghĩa của việc hợp tác, cửa hàng trưng bày các sản phẩm điện mặt trời của CIC cũng chính thức ra mắt khách hàng tại địa phương. Khách hàng được tham gia trải nghiệm quy trình sản xuất các tấm pin NLMT thương hiệu Việt, thông qua kính thực tế ảo. Đây là cơ hội để người dân được tiếp cận các dòng pin tiêu chuẩn như: Mono, Poly và  các dòng sản phẩm đặc biệt như dòng 2 tấm kính (double class), dòng pin “ Bifacial” với khả năng đón nắng từ cả hai mặt.

Chia sẻ tại sự kiện, đại diện CIC cho biết: Là người Việt Nam, tôi luôn mong muốn được đồng hành cùng phát triển thương hiệu điện mặt trời Việt trên sân nhà. Qua những gì đã tìm hiểu và trao đổi, tôi cảm thấy tin tưởng và tự tin khi được làm việc, hợp tác cùng SolarBK, doanh nghiệp hàng đầu về NLS tại Việt Nam, với những hỗ trợ thiết thực cho nhà bán hàng như chúng tôi trong việc phân phối sản phẩm, giải pháp điện mặt trời tại khu vực Tây Nguyên.
 

Điện mặt trời thương hiệu Việt – Nền tảng sẵn sàng để chủ động chuỗi cung ứng cho thị trường Việt Nam
 

Giám đốc R&D công ty IREX cho biết: Để đảm bảo chất lượng sản  phẩm phục vụ thị trường trong nước, IREX đã chú trọng nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại 100% và cam kết đưa ra thị trường 100% sản phẩm đạt loại A và có bảo hiểm từ nhà tái bảo hiểm Munich RE uy tín toàn cầu.”

Sự hợp tác giữa SolarBK và CIC sẽ mở ra cơ hội phát triển cho thương hiệu điện mặt trời Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên. Từ chủ trương của Chính phủ đến thực tế đã chứng minh trong đại dịch Covid vừa qua, Việt Nam cần xây dựng thương hiệu Việt lớn mạnh để tạo thành khối kinh tế phát triển bền vững, hạn chế phụ thuộc nguồn cung từ Quốc tế. 

Trong khi các nhà máy từ nước ngoài đang tạm dừng hoạt động vì dịch Covid, IREX đã chứng minh được thực lực khi vẫn đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục trong mùa dịch vừa qua, cung cấp ổn định cho thị trường trong nước, đặc biệt là giai đoạn chạy đua theo chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời sẽ kết thúc trong 6 tháng nữa.

Từ khóa liên quan: