Tin tức chung

Tổng hợp thông tin về điện mặt trời

Đăng ngày 21/09/2018

Trước các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đồng thời tại các quốc gia phát triển, cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế cho năng lượng hóa thạch đã và đang diễn ra mạnh mẽ, các nguồn năng lượng tái tạo dần trở nên phổ biến, đang là xu hướng phát triển chung trên toàn cầu. Trong 15 năm trở lại đây, năng lượng mặt trời được xem là lĩnh vực phát triển nhanh, tốc độ trung bình 25%/năm. Thị trường quang điện mặt trời trên thế giới thể hiện 3 xu hướng chính là: Điện mặt trời áp mái cho nhà dân (Roof-top resident), điện mặt trời áp mái cho cơ sở sản xuất (Roof-top factory) và nhà máy điện năng lượng mặt trời (Solar Plant).


I. Việt Nam đứng trước sức ép về nhu cầu năng lượng

Kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đang đứng trước sức ép về nhu cầu năng lượng. Tuy đang sử dụng các nguồn tài nguyên truyền thống như than, thủy điện và khí để sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng về lâu dài, Việt Nam đang phải hướng tới xây dựng cơ cấu năng lượng cân bằng thông qua phát triển năng lượng tái tạo.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), đến năm 2020 tổng công suất nguồn của hệ thống điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và tới năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn toàn hệ thống mới có 45.000 MW, nghĩa là tốc độ tăng trưởng nguồn điện để đáp ứng nhu cầu điện cho đời sống, sản xuất và nền kinh tế giai đoạn tới là vô cùng lớn và hiện vẫn chưa đảm bảo lộ trình đề ra. Thách thức lớn nhất hiện nay là sự mất cân đối nguồn cung theo vùng miền của hệ thống điện.

Cụ thể, nguồn điện miền Bắc cung cấp được 95 tỷ kWh nhưng chỉ tiêu dùng 75 tỷ kWh. Miền Trung cung cấp được 32 tỷ kWh nhưng chỉ tiêu dùng khoảng hơn 17 tỷ kWh, còn khu vực miền Nam, sản xuất tại chỗ được 70 tỷ kWh nhưng tiêu dùng tới 85 tỷ kWh, chiếm gần 50% tổng nhu cầu điện cả nước. Đó là lý do năm 2017 và các năm trước, đường dây 500kV Bắc – Nam luôn phải truyền tải điện công suất cao từ Bắc vào Nam.

Năm 2017, sản lượng điện truyền tải từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam đạt trên 21,6 tỷ kWh, tương đương 23% nhu cầu điện miền Nam, tăng tới 46% so với năm 2016. Công suất truyền tải lớn nhất trên hệ thống đường dây Trung- Nam trên 4.600 MW. “Với thực trạng hiện nay, giải pháp đầu tiên là phải cơ cấu lại các nguồn trong từng khu vực phù hợp với nhu cầu phụ tải của khu vực hoặc phải có hệ thống truyền tải kết nối. Tuy nhiên, hệ thống đường dây truyền tải điện từ Bắc – Trung vào Nam đã cạn, nếu tăng công suất truyền tải sẽ không đảm bảo an toàn”, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam chia sẻ.

Ông Nguyễn Phước Đức, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cho biết, hiện nay các nhà máy điện ở khu vục miền Nam không đáp ứng được nhu cầu phụ tải, dự báo từ năm 2021-2022 xảy ra tình trạng thiếu hụt khoảng 1,2-1,6 tỷ kWh/năm và còn có thể cao hơn trong trường hợp các dự án nhiệt điện than không đáp ứng tiến độ hoàn thành.


II. Năng lượng mặt trời Việt Nam: Tiềm năng & thách thức

a. Tiềm năng

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng điện mặt trời rất lớn, tương đương với các nước trong khu vực có thị trường năng lượng mặt trời phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines hay những thị trường truyền thống như: Ý và Tây Ban Nha. Cụ thể, tổng số giờ nắng của Việt Nam khoảng 1.600 – 2.700 giờ/năm và bức xạ mặt trời bình quân hàng năm đạt khoảng 4 – 5 kWh/m2/ngày.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) cũng xác định việc ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, sẽ nâng công suất đặt từ 6 – 7 MW năm 2017 lên khoảng 850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương với 1,6% và 3,3% tổng công suất nguồn điện.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Tháng 4/2017, Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ- TTg về phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó, quy định, giá mua điện là 9.35 UScent/kWh. Đến tháng 9/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Việc ban hành giá mua điện mới và Hợp đồng mua bán điện mẫu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào thị trường điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Với chính sách hỗ trợ, thị trường điện mặt trời tại Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tích cực xây dựng kế hoạch phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Bước tiếp theo là lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa các dự án đó.

Tại Hội thảo nhìn lại 1 năm thực hiện Quyết định 11 và Thông tư 16 về phát triển điện Mặt Trời ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/8/2018: Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay đến nay, các trang trại điện Mặt Trời đã có 100 dự án được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Tổng công suất đăng ký là 4,7GW vào năm 2020; có 58 dự án đã được phê duyệt bởi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về thiết kế cơ sở; 9 dự án đã ký được Hợp đồng mua bán điện. Đối với các dự án điện mặt trời áp mái tính đến cuối tháng 7/2018, đã có 748 dự án với tổng công suất là 11,55 MWp.

Để tận dụng diện tích mặt bằng mái lớn tại các khu dân cư, vốn có cơ sở hạ tầng điện lưới đầy đủ, thuận tiện trong việc nối lưới và phát huy tối đa tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, điện mặt trời áp mái được xem là giải pháp hiệu quả hiện nay. Tháng 6/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chủ trương lắp đặt điện mặt trời áp mái, trước mắt EVN thí điểm lắp đặt tại các tòa nhà, trụ sở văn phòng trong nội bộ EVN rồi sau đó mới được ứng dụng đến các khách hàng bên ngoài.

b. Thách thức

Trên thực tế cần phải nhìn nhận rằng, ngành vẫn còn khá nhiều hạn chế để phát triển mảng điện mặt trời áp mái tương xứng với tiềm năng.

Thứ nhất, Thông tư 16 quy định cách triển khai hợp đồng mua bán điện vẫn còn nhiều bất cập, chưa quy định rõ cách thức bán điện lại cho EVN. Bộ Tài Chính vẫn còn vướng mắc quy định tính thuế cho những hợp đồng mua bán điện theo thỏa thuận này.

Thứ hai, công tác truyền thông đến hộ gia đình vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được thông tin về chính sách mới, dẫn đến tâm lý e ngại khi nghĩ đến chuyện đầu tư điện mặt trời.

Thứ ba, chưa có các tiêu chí cụ thể đánh giá nhà cung cấp tấm pin mặt trời. Do đó, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.
Thứ tư, suất đầu tư ban đầu vào điện mặt trời vẫn còn cao so với chuẩn tiêu dùng của người Việt hiện nay.


III. Giải pháp điện mặt trời BigK

Thị trường điện mặt trời tại Việt Nam đang phát triển nhanh nhờ vào chính sách khuyến khích điện mặt trời của Chính phủ. Trong khi đó, nhận thức của người dân về lĩnh vực này còn tương đối mới mẻ, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp mới làm ăn không bài bản, cung cấp sản phẩm kém chất lượng cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín chung của ngành điện mặt trời nói chung, và doanh nghiệp Việt kinh doanh trong lĩnh vực này nói riêng.

Tâm lý người Việt khi tiếp cận với một sản phẩm, dịch vụ mới thường có khuynh hướng chọn thương hiệu nước ngoài (tâm lý sính ngoại), vì tin rằng chất lượng Quốc tế đảm bảo hơn chất lượng Việt Nam. Chính vì vậy, cần có một tổ chức thứ 3 có uy tín bảo chứng cho chất lượng của sản phẩm Việt Nam. Không chỉ giúp nâng tầm thương hiệu Việt, đây còn là cách để khuyến khích các doanh nghiệp Việt khác mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu trong lĩnh vực năng lượng sạch còn non trẻ tại Việt Nam. Bản thân SolarBK cũng đang nỗ lực đàm phán với các tổ chức tài chính, ngân hàng trong việc bảo lãnh các đơn hàng pin mặt trời xuất khẩu ra Thế giới.



Trong bối cảnh thông tư 16 chỉ còn hiệu lực chưa đầy 1 năm nữa, SolarBK đã nỗ lực tìm kiếm các đối tác về bảo hiểm, ngân hàng cùng tham gia hỗ trợ khách hàng. Việc cam kết sản lượng và hỗ trợ tài chính khi mua giải pháp điện mặt trời BigK sẽ giúp người dân có thêm niềm tin vào thị trường điện mặt trời và dễ dàng đưa ra quyết định khi bỏ qua rào cản tài chính.

Thông tin về giải pháp điện mặt trời BigK

Giải pháp điện mặt trời BigK (Tên gọi trước đây là BigKilowatt) dành cho đối tượng hộ gia đình của SolarBK Holdings, có công suất từ 2 – 10 kWp và được phân phối chính hãng bởi SolarGATES.

Giải pháp này bao gồm:
  • Các thành phần: tấm pin mặt trời (số lượng tùy vào công suất lắp đặt), 1 bộ Inverter có hiệu suất cao, thiết bị giám sát Belink, hệ thống khung nhôm định hình và các thiết bị liên quan khác. Theo đó, các tấm pin có giá trị cao nhất trong cơ cấu giá của một hệ thống điện mặt trời. Với việc sở hữu nhà máy mới IREX sản xuất pin mặt trời có tổng công suất 500 MWp, SolarBK không chỉ kiểm soát được chất lượng mà còn tối ưu được chi phí sản xuất sản phẩm, giúp giảm giá thành cho bộ BigK xuống gần 30% so với trước đây. Các tấm pin mặt trời IREX có tuổi thọ lên tới 25-30 năm, đã đạt được những chứng nhận Quốc tế như UL, TUV và được xuất khẩu ra nhiều nước trên Thế giới.
  • Mức giá dưới 23,000 VNĐ/Wp (đã bao gồm VAT) giúp khách hàng hoàn vốn nhanh trong vòng 5 năm và sinh lợi trong 20-25 năm. Đây chính là thời điểm tốt nhất để mỗi gia đình sở hữu hệ thống điện mặt trời với chi phí hợp lý.

Về gói bảo hiểm sản lượng cho điện mặt trời BigK – Phối hợp với BIC
  • Đây là gói bảo hiểm hiệu suất hoạt động của hệ thống điện mặt trời BigK của SolarBK, phân phối độc quyền bởi SolarGATES, do Tổ chức bảo hiểm BIC (Một thành viên của ngân hàng BIDV) cung cấp miễn phí khi khách hàng mua BigK.
  • Sản lượng được bảo hiểm sẽ bằng 75% sản lượng dự kiến của hệ thống được sản sinh.
  • Sản lượng dự kiến của hệ thống sẽ được SolarGATES gửi cho khách hàng tuỳ thuộc về công suất hệ thống, vị trí lắp đặt của hệ thống.
  • Các hệ thống điện năng lượng mặt trời thương hiệu BigK được lắp đặt từ 01/08/2018 – 31/07/2019 và đáp ứng đủ các điều kiện về khu vực lắp đặt đạt chuẩn, các tiêu chí kỹ thuật, lắp đặt và đấu nối được thể hiện rõ trong hợp đồng giữa khách hàng và SolarGATES.
  • Thời gian bảo hiểm: 05 năm kể từ ngày cấp giấy xác nhận bảo hiểm từ SolarGATES. Hợp đồng có thể kết thúc sớm thời hạn nếu khách hàng vi phạm một số điều kiện đã quy định trong hợp đồng.
  • Các thông tin về sản lượng dự kiến, sản lượng bảo hiểm, sản lượng thực tế được ghi nhận trên hệ thống quản lý năng lượng SSOC của SolarBK.

Về gói hỗ trợ dịch vụ tài chính cho điện mặt trời BigK – Phối hợp với BIDV

SolarBK hợp tác với BIDV triển khai gói giải pháp tài chính hỗ trợ cho các khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời BigK, với các gói vay từ 12 tháng đến 36 tháng. Trong đó, SolarBK sẽ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 12 tháng đầu tiên, áp dụng cho khách hàng đăng ký chương trình hỗ trợ tài chính khi mua gói giải pháp BigK trong khoảng thời gian từ 20/09/2018 – 31/10/2018 từ BIDV Vũng Tàu Côn Đảo.

——–
Nguồn thông tin:
– http://www.sggp.org.vn/
– https://www.evn.com.vn/
– http://solarbk.vn/
Từ khóa liên quan: