Đăng ngày 13/09/2016
Chủ trì Hội nghị gồm có ông Bjorn Koslowski, đại diện phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại Việt Nam; bà Kerstin Maab, đại diện chương trình “Sáng kiến Giải pháp Năng lượng” – Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức. Trong phần phát biểu khai mạc của mình, ông Bjorn Koslowski bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ để thúc đẩy và phát triển Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam bằng những kinh nghiệm và bài học mà CHLB Đức có được.
Để làm rõ hơn phát biểu trên, trong phần “Hợp tác song phương Đức – Việt về năng lượng tái tạo tại Việt Nam”, bà Sonia Lioret, đại diện cơ quan Hợp tác Quốc tế (GIZ) đã nêu lên bối cảnh năng lượng, tiềm năng và hiện trạng năng lượng mặt trời của Việt Nam.
Theo đó, trong bối cảnh tổng công suất điện lắp đặt tại Việt Nam được thống kê là đạt 39.000 MW trong năm 2015 và sẽ tăng 1.56 lần, tương đương 60.000 MW vào năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đóng góp điện từ năng lượng tái tạo đạt 6.5% tổng công suất, trong đó năng lượng sinh khối chiếm 1%, năng lượng gió: 0.8% (tương đương 800 MW) và năng lượng mặt trời: 0.5% (tương đương 850 MW). Cũng theo bảng thống kê Mục tiêu năng lượng lượng tái tạo cho năm 2020, 2025 và 2030, tỷ lệ đóng góp từ năng lượng mặt trời sẽ ở mức cao nhất, 3.3% tương đương 12.000 MW vào năm 2030.
Về tiềm năng, bà Sonia cho rằng vị trí địa lý của Việt Nam có nhiều thuận lợi với 1.600 – 2.700 giờ nắng / năm, mức bức xạ trung bình đạt 4 – 5 kWh/m2 ngang với Thái Lan, Philippines, Tây Ban Nha, Ý.
Bà Sonia cũng chỉ ra rằng, thị trường pin năng lượng mặt trời ở Việt nam chỉ đang trong giai đoạn mới bắt đầu, hiện tại tổng công suất điện năng lượng mặt trời đã lắp đặt chỉ đạt khoảng 6 – 7 MWp, tiềm năng sẽ phải là 2 – 5 GW (điện nối lưới cho hộ gia đình và kinh doanh), 20 GW cho nhà máy điện năng lượng mặt trời. Đối với hiện trạng thị trường trong nước:
Có thể thấy, để chơi một cuộc chơi chỉ riêng tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn cần nhiều sự chuẩn bị mà trong đó, vấn đề thương mại hóa được việc nghiên cứu, đồng thời làm chủ sản phẩm đầu vào có vai trò quan trọng.
Đóng góp trong hội nghị, Mặt Trời Bách Khoa (Solar BK) là một trong số ít 2 doanh nghiệp Việt Nam trình bày tham luận đã phần nào chứng minh được năng lực trước các doanh nghiệp quốc tế. Theo bà Nguyễn Thùy Ngân, Quản lý truyền thông, Công ty Mặt Trời Bách Khoa (Solar BK): Doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ và làm khác đi để tạo ra năng lực lõi. Hiện nay chúng ta chỉ mới dừng ở mức độ “gia công” mà chưa tạo ra chuỗi giá trị. Việc nhập khẩu gần như toàn bộ sẽ dẫn đến bị động, tăng chi phí đầu tư của dự án. Theo bà Nguyễn Thùy Ngân, hiện tại Mặt Trời Bách Khoa (Solar BK) là doanh nghiệp tiên phong trong việc chủ động đầu vào và công nghệ.
Solar BK có riêng nhà máy IREX sản xuất từ tế bào quang điện (solar cell) đến tấm pin năng lượng mặt trời đạt chuẩn quốc tế xuất khẩu được sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm R&D hơn 40 năm từ nền tảng trường Đại học Bách Khoa, Solar BK đưa ra công nghệ điều khiển và giám sát từ xa SSOC (Solar System Operation Center) giúp người dùng quản lý hệ thống một cách thông minh, tiện lợi.
Hội nghị bày tỏ sự quan tâm và bất ngờ trước năng lực mà SolarBK đang có. Ngoài ra, Mặt Trời Bách Khoa cũng cho biết thêm là đang tìm đối tác cho dự án Solar Farm trong giai đoạn tiền khả thi tại Đà Nẵng, công suất 4.4 MW.
Việc Solar BK, một công ty Việt Nam, có khả năng chủ động được từ đầu vào đến cả quy trình tư vấn, thiết kê, thi công, quản lý và chuyển giao dự án điện năng lượng mặt trời đã hơn một lần làm các nhà đầu tư quốc tế phải ngạc nhiên. Trước đó là tại InterSolar diễn ra vào tháng 7/2016 tại San Francisco, Mỹ bằng việc giới thiệu mô hình “From cells to a turn-key solution”.
Bộ phận truyền thông SolarBK.
Vui lòng cho biết bạn là ai