Hoạt động kinh doanh

Cam kết hiệu quả tiết kiệm điện từ mô hình ESCO

Đăng ngày 18/12/2017

Bằng việc thu tiền dựa trên hiệu quả tiết kiệm chi phí năng lượng, ESCO ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tình hình tăng giá điện hiện nay.

Chính sách tăng giá điện chỉ mới ban hành trong tháng 12, nhưng trước đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giải quyết bài toán chi phí này, thông qua hợp tác với Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) xây dựng hệ thống điện mặt trời lắp mái với mô hình ESCO.

ESCO là giải pháp tài chính dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời với hình thức thanh toán linh hoạt. Khi đáp ứng được một số tiêu chí, doanh nghiệp sẽ được đầu tư toàn bộ hệ thống (bao gồm lắp đặt, vận hành, cơ sở hạ tầng & quản lý rủi ro). Đối tượng tiếp cận chủ yếu của mô hình này là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có lượng tiêu thụ điện năng mỗi năm tương đối lớn. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ không mất chi phí đầu tư ban đầu, được sở hữu hệ thống điện mặt trời sau thời gian kết thúc hợp đồng.

Hiện nay, SolarBK đã triển khai thành công mô hình ESCO về điện mặt trời cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp do Công ty Solar ESCO – một thành viên của SolarBK chịu trách nhiệm thực hiện.

Mô hình này đã được ông Nguyễn Dương Tuấn – Tổng giám đốc SolarBK chia sẻ như một giải pháp giúp phát triển thị trường điện mặt trời tại Việt Nam, trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Tương lai năng lượng, do Bloomberg New Energy Finance tổ chức vừa qua.

Thách thức triển khai mô hình ESCO

Dù rủi ro gần như bằng 0 cho phía doanh nghiệp nếu được bên Solar ESCO đầu tư hệ thống, mô hình này đã gặp phải không ít khó khăn trong thời gian đầu thực hiện. Thực tế, chính sách ESCO không quá mới ở nước ngoài, nhưng khi đưa về Việt Nam đã gặp phải nhiều rào cản về tâm lý và niềm tin vào thị trường, nhất là đối với thị trường điện mặt trời còn quá mới trong giai đoạn trước đây. Mặc dù vậy, nút thắt dần được cởi bỏ khi điện mặt trời trở nên phổ biến hơn và chính sách mua bán giá điện mặt trời đã chính thức có hiệu lực vào tháng 6 năm nay.

Khó khăn thứ hai chính là vấn đề cân đối nguồn vốn đầu tư. Vì được xem là nguồn năng lượng của tương lai, nên nhiều tổ chức tài chính đã lo ngại khi SolarBK đề nghị hợp tác trong thời gian đầu. Nhận thức được ESCO chính là giải pháp để các doanh nghiệp trở nên “cởi mở” hơn với điện mặt trời, SolarBK đã dùng nguồn doanh thu từ những mảng khác để tái đầu tư cho những dự án này. Chính vì vậy, đơn vị này thường cân nhắc khá kỹ các điều kiện của khách hàng và cân đối mọi rủi ro.

Sau khi giải quyết được bài toán về thị trường và tài chính, vấn đề còn lại là quản lý và giám sát thực hiện, để đảm bảo nguồn thu tiền về mỗi tháng đủ bù chi, tái đầu tư cho các dự án tiếp theo. Đây cũng là một trong những lý do SolarBK đầu tư cho nghiên cứu, phát triển hệ thống giám sát tự động SSOCTM , giúp theo dõi lượng điện sản sinh mỗi ngày theo thời gian thực, ứng dụng trên nền tảng đám mây và công nghệ IoTs (Internet of things) khá phổ biến hiện nay.

“Để thực hiện thành công ESCO, ngoài việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư còn cần rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm về kỹ thuật để đánh giá đúng mức hiệu quả lượng điện sản sinh, trên cơ sở đó mới tính toán được khả năng hoàn vốn và những yếu tổ rủi ro phát sinh. Một dự án điện mặt trời triển khai theo ESCO thường mất đến 12 năm để thu hồi vốn, nên chỉ cần những sơ sót nhỏ trong quá trình thực hiện, khiến hệ thống điện mặt trời giảm hiệu quả cũng dẫn đến những thiệt hại lớn về mặt doanh thu, chưa kể uy tín của SolarBK.” – Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh – Giám đốc khối kinh doanh SolarBK cho hay

Thông thường, để tham gia vào chính sách ESCO của SolarBK, doanh nghiệp đó phải có diện tích mặt bằng lắp đặt lớn, chứng minh tài chính ổn định và đặc biệt chi phí tiêu thụ điện năng trung bình tháng tương đối cao, trong đó giá điện hiện không được hưởng ở mức ưu đãi.Những doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia ESCO

Vì cam kết của ESCO là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng bằng điện mặt trời, nên đơn vị này thường ưu tiên cho những đối tượng cải thiện được hiệu quả kinh doanh đáng kể với mô hình này.

Một số doanh nghiệp, tổ chức thành công trong hợp tác với SolarBK thông qua chính sách ESCO có thể kể đến như Cocobay Đà Nẵng, ICD Tân Cảng Sóng Thần, Đại học Bách Khoa TP HCM. Với hệ thống điện mặt trời 500,96 kWp, ICD Tân Cảng Sóng Thần có thể tiết kiệm 4,5% chi phí điện năng mỗi tháng trong thời hạn hợp đồng, và 30% sau khi kết thúc hợp đồng. Giá trị này sẽ còn lớn hơn nếu căn cứ cả những phần hiệu quả mà hệ thống điện mặt trời đem lại về mặt thương hiệu “Xanh”, cũng như giảm nhiệt cho kho hàng sử dụng.


Hệ thống điện mặt trời lắp mái tại ICD Tân Cảng Sóng Thần, công suất 500,96 kWp

Không chỉ doanh nghiệp có nhu cầu với điện mặt trời, các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cũng quan tâm đến mô hình này. Đại học Bách Khoa TP HCM cũng là một trong số đó. Sau khi hoàn thành lắp đặt 160 kWp trong giai đoạn một, SolarBK đang bắt đầu những bước hợp tác tiếp theo để hoàn thiện tổng công suất 1 MWp theo thỏa thuận giữa hai bên. Với dự án này, nhà trường không chỉ tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động hàng tháng, mà còn được sử dụng như một công cụ dạy học trực quan dành cho sinh viên quan tâm, yêu thích tìm hiểu về lĩnh vực năng lượng sạch này.Tương tự ICD Tân Cảng Sóng Thần, Cocobay Đà Nẵng đã hợp tác với SolarBK thông qua chính sách ESCO với tổng công suất lên đến 1,5 MWp. Giai đoạn một triển khai trước với công suất 50.22 kWp tại tòa nhà QB4 của công trình nhà ở liền kề. Với hệ thống này, Cocobay đang định vị không chỉ là khu tổ hợp giải trí đẳng cấp ở Đông Nam Á, mà còn nổi bật với kiến trúc xanh, công nghệ thông minh và thân thiện với môi trường.

Sau bước đầu triển khai mô hình ESCO, đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đồng ý hợp tác trực tiếp khi thấy được tính hiệu quả đem lại từ điện mặt trời. Cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ, mô hình ESCO sẽ tiếp tục được mở rộng đến cả các đối tượng hộ gia đình, với sự tham gia hợp tác của các tổ chức tài chính trong tương lai.

Bộ phận truyền thông
Từ khóa liên quan: